Hotline: 1800 6645

T&T Capella hưởng lợi thế từ cầu vượt Chùa Bộc

Cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch được thiết kế theo hướng từ Chùa Bộc đến Phạm Ngọc Thạch dài hơn 300 m, rộng 9m, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp gồm ôtô và xe máy với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 147 tỉ đồng

Phối cảnh cầu vượt Chùa Bộc

Theo thiết kế, cầu vượt Chùa Bộc kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C theo hướng từ Chùa Bộc đến Phạm Ngọc Thạch, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp gồm ôtô và xe máy.

Hướng dọc đường Tôn Thất Tùng – Phạm Ngọc Thạch, đường Chùa Bộc – Đông Tác và các nhánh rẽ còn lại sẽ được tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu dưới cầu.

Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.

T&T Capella hưởng lợi thế từ cầu vượt Chùa Bộc

T&T Capella nằm tại số 2 Phạm Ngọc Thạch, ngay tại vị trí chân cầu vượt Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, sau khi hoàn thiện sẽ trở thành biểu tượng mới của khu vực trung tâm quận Đống Đa.

Cầu vượt Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch nhìn từ trên cao (theo báo Laodong.vn)

Cầu vượt Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch sau khi hoàn thành sẽ góp phần giảm tải lượng phương tiện trên tuyến đường Phạm Ngọc Thạch – Ngã tư Tôn Thất Tùng – Chùa Bộc.

Xem thêm:  T&T Capella - toà căn hộ biểu tượng mới của Hà Nội

Cầu vượt nhẹ bằng thép hiện đang là giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tháng 4/2012, hai cây cầu vượt bằng thép đầu tiên tại Hà Nội là Láng Hạ – Thái Hà và Chùa Bộc – Tây Sơn được thông xe, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong diện mạo giao thông của Thủ đô.

Scroll to Top